1. PHONG TRÀO HIẾN MÁU VÀ
VẬN ĐỘNG HIẾN MÁU
Hằng năm, trên thế giới
cần tối thiểu 140 triệu đơn vị máu (khoảng 2% dân số) phục vụ cho điều trị, cấp
cứu và dự phòng thảm họa. Tuy nhiên, theo Tổ chức Y tế thế giới thống kê năm
2012, cả thế giới mới tiếp nhận được khoảng 108 triệu đơn vị máu. Người đã phát
minh ra nhóm máu AB vào năm 1900 là iáo sư Karl Lendsteiner - Người Áo (sinh
14/6/1868, mất 26/6/1943), đạt giải Nobel Y học mang lại bước tiến quan trọng
cho lịch sử truyền máu thế giới. Sau đó, Hiệp hội Người hiến máu thế giới đã thống
nhất lấy ngày 14/6 là Ngày thế giới tôn vinh người hiến máu (World Blood Donor
Day). Hiện tại có 62 nước trên thế giới có tỷ lệ máu tiếp nhận được từ người hiến
máu tình nguyện là đạt 100%. Kỷ lục về ngày hiến máu nhiều nhất là 17.921 người
đến tham gia hiến máu và thu được 13.938 đơn vị máu (01 đơn vị = 350ml) trong
vòng 12 giờ đồng hồ, điểm hiến máu được tổ chức tại làng Bapu Ji,
Sriganganagar, Ấn Độ được thiết lập vào ngày 10 tháng 10 năm 2004.
Phong trào
HMTN (HMTN) ở nước ta được khởi động từ những năm đầu thập kỷ 90 thế kỷ 20, đến
nay đã thu được những kết quả đáng khích lệ. Lượng máu thu được tăng dần hàng
năm, ngày càng xuất hiện nhiều người, nhiều gia đình , dòng họ HM, tập thể HM
tiêu biểu. Năm 2014, cả nước tiếp nhận được trên 1 triệu đơn vị máu đạt tỷ lệ
1,27% dân số hiến máu, trong đó lượng máu thu được từ người TN đạt trên 95%. Kỷ
lục hiến máu trong một ngày tiếp nhận máu tại Việt Nam là Lễ hội Xuân hồng 2012
(12/2/2012) tiếp nhận 7.684 đơn vị máu do Viện Huyết học – Truyền máu TW, Hội
Thanh niên vận động hiến máu Hà Nội và Ban Chỉ đạo VĐ TN Tp à Nội tổ chức. Ngày
7/4/2000 Thủ tướng Chính phủ quyết định số 235/QĐ-TTg lấy ngày 7/4 hàng năm là
“Ngày toàn dân hiến máu tình nguyện” (từ năm 1995 - 2000 : ngày 06/1 là ngày hiến
máu nhân đạo toàn quốc được Bộ Y tế quyết định).
2. SỰ CẦN THIẾT VÀ Ý
NGHĨA HIẾN MÁU TÌNH NGUYỆN
Máu và chế phẩm máu là
một loại thuốc điều trị đặc biệt, chỉ có thể được lấy từ người. Hằng ngày có rất
nhiều người bệnh cần truyền máu và được cứu chữa nhờ truyền máu. Những trường
trường hợp này thường phải truyền máu cấp cứu với số lượng lớn đòi hỏi phải có
hợp cần truyền máu cấp cứu như: các trường hợp tai nạn giao thông, tai nạn lao
động, tai nạn sinh hoạt, các tai biến sản khoa…Tính mạng của người bệnh sẽ bị
đe doạ nếu không được truyền máu một cách kịp thời.
- Những người bệnh phẫu thuật
cần truyền máu: nhiều trường hợp phẫu thuật cần truyền máu như phẫu thuật cắt dạ
dày, phẫu thuật gan mật, phẫu thuật tim mạch… nếu không có máu sẽ không thể tiến
hành phẫu thuật.
- Những bệnh nhân bị bệnh máu như: ung thư máu, suy tuỷ xương,
xuất huyết giảm tiểu cầu, tan máu bẩm sinh… đặc biệt là những người bệnh bị mắc
bệnh Hemophilia (bệnh ưa chảy máu do di truyền). Điều trị cho những người bệnh
này thì máu như là một thứ thuốc không thể thiếu mà nếu không được truyền máu đồng
nghĩa với việc chấm dứt cuộc đời của họ.
- Nhiều loại bệnh khác mà truyền máu
cũng là một hoạt động không thể thiếu trong điều trị cho người bệnh như: chạy
thận nhân tạo, thiếu máu do giun móc, hội chứng rối loạn sinh tuỷ, xuất huyết
tiêu hoá, suy thận….
Ý nghĩa cao đẹp của việc hiến máu cứu người Bạn hiến máu tức
là hiến một phần cơ thể của mình để cứu chữa người bệnh, máu của Bạn là sự sống
của người bệnh. Hiến máu cứu người là thể hiện tinh thần nhân ái, sự văn minh của
mỗi con người, mỗi gia đình, mỗi cộng đồng và mỗi dân tộc. Mỗi người đều có quyền
lợi là được truyền máu khi bản thân cần tới máu để được cứu chữa thì cũng phải
có trách nhiệm hiến máu khi bản thân mình khoẻ mạnh. Hiến máu để cứu người và
cũng là để cứu chính bản thân mình vì một người hôm nay họ khoẻ mạnh nhưng có
thể ngày mai họ đã cần tới máu để được cứu chữa và những người bệnh của chúng
ta hầu hết trong số họ cũng đã từng là những người khoẻ mạnh.
Post a Comment